31 hồ sơ vào chung kết Sáng kiến Khoa học 2025

Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest – CSC) 2025 do VnExpress tổ chức đã bước qua vòng loại với 199 hồ sơ lựa chọn từ 280 bài thi gửi về. Trong hai tuần (từ ngày 1-14/4) 199 bài thi nhận được tổng số 25.000 lượt bình chọn. 31 bài thi được Hội đồng giám khảo lựa chọn cùng với điểm bình chọn bước tiếp vào vòng chung kết.

31 hồ sơ gồm:

1. Nghiên cứu quy trình chuyển hóa tro bay từ nhà máy nhiệt điện thành chế phẩm hữu cơ cải tạo đất

Dự án của Đỗ Hữu Cao Minh, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa, Hà Nội) đưa ra giải pháp sáng tạo để biến đổi tro bay – một trong những chất thải công nghiệp phổ biến và khó xử lý – thành nguồn tài nguyên hữu ích cho nông nghiệp, mang lại giá trị kinh tế, giảm áp lực lên môi trường.

2. Trạm lắp ráp thông minh

“Smart Workstation – operator 4.0” là trạm lắp ráp thông minh tùy biến theo nhân trắc học, tích hợp giám sát thao tác và hỗ trợ đào tạo phục vụ cải tiến nâng cao hiệu suất làm việc cho công nhân. Hệ thống do nhóm sinh viên chuyên ngành Quản lý kỹ thuật công nghiệp – Khoa Máy tàu biển – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phát triển, nhằm hỗ trợ quá trình lắp ráp thủ công thông qua tích hợp các thành phần công nghệ như camera Kinect, phần mềm xử lý hình ảnh và thiết bị trình chiếu.

3. Ứng dụng dung môi eutectic sâu vào sản xuất chitosan từ vỏ tôm lột xác

Nghiên cứu tập trung tận dụng nguồn phế phẩm vỏ tôm lột xác từ quá trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng để thu hồi và sản xuất chitosan, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của ngành thủy sản. Dự án do nhóm sinh viên trường Đại học Công Thương TP HCM thực hiện, đang phối hợp với Phân viện nghiên cứu Hải sản phía Nam để triển khai và tiến hành sản xuất thử nghiệm tại một số cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

4. Nilon Biomass Energy

Nhóm sinh viên Đại học Công thương, Kinh tế, Bách khoa TP HCM, Vin Uni và Cao đẳng Conestoga (Canada) nghiên cứu sử dụng vỏ tỏi và vỏ hành làm nguyên liệu chính cho viên nén sinh khối, than nướng, và viên xua đuổi côn trùng.

5. Vaccine đa epitope

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia TP HCM phát triển vaccine đa epitope nhằm điều trị ung thư phổi, sử dụng các phương pháp tin sinh học và miễn dịch học.

6. Công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời phế thải

Dây chuyền “Xử lý và tái chế pin mặt trời” của 5RTECH. Ảnh: Nhóm cung cấp

Dây chuyền “Xử lý và tái chế pin mặt trời” của doanh nghiệp 5RTECH được thiết kế để tối ưu hóa quy trình xử lý tấm pin hết hạn, giúp giảm chi phí vận hành, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng tái chế. Nhờ quy trình tái chế tự động và cơ chế xử lý thông minh, hệ thống giúp thu hồi hiệu quả vật liệu có thể tái chế, hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường và tạo ra nguồn nguyên liệu tái sử dụng cho ngành công nghiệp.

7. Màng sinh học theo dõi độ tươi của thực phẩm

Màng sinh học từ chitosan và poly vinylalcohol là giải pháp của nhóm nghiên cứu Khoa Môi trường, Trường Đại học Văn Lang. Sản phẩm màng sinh học cảm biến màu sắc theo dõi độ tươi của thực phẩm giúp phát hiện nhanh về hàm lượng các chất phát sinh trong thời gian bảo quản khác nhau.

8. UAV hỗ trợ trinh sát biển phát hiện dòng chảy xa bờ và ao xoáy

Nhóm URLAB tại trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển thiết bị bay không người lái dựa trên sự kết hợp của các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý hình ảnh, định vị toàn cầu (GPS) và cảm biến môi trường, ứng dụng trinh sát biển.

UAV hỗ trợ trinh sát biển. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

9. Nghiên cứu quy trình xử lý khí CO2 từ khí thải đốt than bằng vi khuẩn lam Spirulina platensis

Nhóm sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát triển một quy trình xử tận dụng Spirulina platensis để xử lý CO2 từ khí thải đốt than quy mô hộ gia đình và sản xuất chất điều hòa sinh trưởng.

10. Nghiên cứu về tác động của công nghệ cắt hủy nhiệt bằng laser lên vi môi trường khối u nguyên bào thần kinh ở trẻ em

Việc nghiên cứu tính ứng dụng và tối ưu hóa giải pháp cắt hủy nhiệt giúp đa dạng hóa các phác đồ điều trị của các bệnh nhân nhi, hướng đến cá nhân hóa phác đồ điều trị, tối ưu hóa hóa trị và miễn dịch trị liệu, giảm tác dụng phụ và các biến chứng dài hạn. Dự án do Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp Bệnh viện Nhi Đồng thực hiện.

11. Nghiên cứu chế tạo hệ thu hồi nước đa tầng sử dụng năng lượng xanh phục vụ cư dân vùng biển đảo

Tác giả Nguyễn Minh Hoàng cùng cộng sự tại Khoa Vật lý – Lý sinh, Học viện Quân Y, phát triển hệ thống tận dụng năng lượng mặt trời và gió để cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ phù hợp cho các hộ gia đình khu vực đảo xa.

12. ClearWater Tech

Nhóm sinh viên và giảng viên Bộ môn Khởi nghiệp – Trường Đại học FPT Cần Thơ phát triển hệ thống lọc nước ClearWater Tech với chức năng loại bỏ phèn (sắt), giảm độ mặn.

13. Thiết bị lọc khí thông minh ứng dụng IoT và hệ thống tự động hóa

Nhóm Science, trường THCS THPT Trần Quốc Tuấn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) phát triển thiết bị lọc không khí sử dụng công nghệ cảm biến thông minh, có thể đo lường chất lượng không khí theo thời gian thực và tự động điều chỉnh hiệu suất lọc.

14. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khử ion điện dung trong xử lý nước thải có kim loại nặng tại nồng độ cao

Dự án hướng đến việc xử lý hiệu quả nước thải công nghiệp (đặc biệt là nước thải điện mạ) nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến người dân và hệ sinh thái, do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM triển khai.

15. Nghiên cứu xây dựng quy trình hóa tách một số kim loại trong pin năng lượng mặt trời

Hình ảnh về các thí nghiệm công nghệ tái chế của nhóm GenZ Xanh. Ảnh: Nhóm cung cấp

Nhóm GenZ Xanh đưa ra giải pháp công nghệ tái chế và thu hồi vật liệu từ pin năng lượng mặt trời, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.

Xem tiếp

Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/30-ho-so-vao-chung-ket-sang-kien-khoa-hoc-2025-4874645.html