Sứ mệnh gieo mầm văn hóa truyền thống

Sứ mệnh gieo mầm văn hóa truyền thống- Ảnh 1.

Diễn giả văn hóa-Ths Hồ Nhựt Quang có những chia sẻ thú vị về ý nghĩa của việc “gieo hạt văn hóa truyền thống trong lòng người trẻ hiện nay”.

Mới đây, khi tham gia một hội nghị tư vấn hướng nghiệp, diễn giả văn hóa-Ths Hồ Nhựt Quang có những chia sẻ thú vị về ý nghĩa của việc “gieo hạt văn hóa truyền thống trong lòng người trẻ hiện nay”.

  • Lễ hội Đình Thi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Khám phá di sản, văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 2025

  • Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM nêu quan điểm vụ ồn ào tình cảm ViruSs

ThS. Hồ Nhựt Quang (Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hoá Nam bộ) đã khai mở chiều sâu đạo đức truyền thống, từ tinh thần nguồn cội đến những giá trị căn tính Việt. 

Ông chia sẻ: “Hành trình của CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hoá Nam Bộ gồm một loạt các chương trình ý nghĩa sẽ được tổ chức tại nhiều tỉnh thành khác, nhằm lan toả tình yêu văn hoá và nghệ thuật truyền thống đến với công chúng mộ điệu. 

Những nỗ lực này với mong muốn góp phần nhỏ bé của CLB để cùng bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng một thế hệ trẻ tự hào về cội nguồn, sẵn sàng tiếp nối và phát huy những giá trị truyền thống trong cuộc sống hiện đại”.

Sứ mệnh gieo mầm văn hóa truyền thống- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đình Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, cho biết là cảm nhận rất mới và sâu sắc về văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào về cốt cách hùng hậu của cha ông.

Ông chia sẻ về sự phóng khoáng, nghĩa tình của người Nam Bộ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống hiện đại. Những hình ảnh quen thuộc như bánh xèo, áo bà ba, áo dài, kỷ trà, hay nhạc cụ truyền thống như đờn tranh, đờn kìm đã được ông phân tích một cách chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn hoá và lối sống của cha ông.

Hội nghị tư vấn hướng nghiệp – Phân luồng học sinh sau THPT tại Huyện Cần Giờ đã diễn ra do Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn phối hợp cùng các trường THPT trên địa bàn cùng tổ chức, với ý nghĩa đồng hành cùng tương lai trong bối cảnh giáo dục hiện đại. 

Điểm nhấn của hội nghị là bài thuyết trình văn hoá “Học để khám phá và kiến tạo tương lai” của ThS Hồ Nhựt Quang, Diễn giả văn hóa và là chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hoá Nam bộ. Bài phát biểu như một lần nữa giúp hội nghị “ôn cố tri tân” về lịch sử hình thành và phát triển ngành giáo dục, giá trị quan trọng của việc học và khơi dậy niềm tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa Việt Nam.

“Từ thời kỳ bậc thầy Gia Định Võ Trường Toản đã kiến tạo nên nền giáo dục phương Nam, đã biết bao thế hệ nhà giáo – học trò cùng làm vẻ vang nền học nghiệp. Ngày nay, trong bối cảnh chuyển đổi thị trường lao động, việc học nghề trở thành lựa chọn ưu việt cho học sinh. Học nghề đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh có được kỹ năng thực tiễn, trang bị tư duy phản biện và khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường”- ThS Hồ Nhựt Quang nhấn mạnh.

Sứ mệnh gieo mầm văn hóa truyền thống- Ảnh 3.

Văn hóa là đòn bẫy thúc đẩy phát triển kinh tế, là động lực cho các em học sinh vững vàng với tình yêu học tập

Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Thầy Nguyễn Đình Minh, chia sẻ: “Hội nghị có thêm một người bạn quý, CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hóa Nam bộ, nhờ sự truyền lửa của cố GS.TS. Trần Văn Khê mà đã hơn chục năm qua luôn đồng hành trong giáo dục học đường. Tuy nội dung không mới nhưng rõ ràng cho chúng ta cảm nhận rất mới và sâu sắc về văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào về cốt cách hùng hậu của cha ông. Theo tôi, văn hóa là đòn bẫy thúc đẩy phát triển kinh tế, là động lực cho các em học sinh vững vàng với tình yêu học tập và thấy được giá trị của nghề mình làm đối với sự thịnh vượng quốc gia. Từ đó cũng tạo nên sợi chỉ đỏ, thắt chặt những cánh tay nối dài để cùng nhau gìn giữ và phát huy”.

Cô Lê Thị Phương Dung, giảng viên trường THPT Bình Khánh, bày tỏ sự xúc động khi được nghe những chia sẻ từ ThS Hồ Nhựt Quang. Cô cho rằng phong cách diễn giả đã truyền cảm hứng mạnh mẽ và giúp cô hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam. “Chương trình như thế này cần được lan tỏa rộng rãi trong môi trường học đường” – cô nói. 

Sự kết hợp giữa giáo dục nghề nghiệp và văn hóa truyền thống sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho thế hệ trẻ, giúp học sinh phát triển nghề nghiệp và đồng thời cũng gắn kết người trẻ với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Nguồn bài viết : https://nld.com.vn/su-menh-gieo-mam-van-hoa-truyen-thong-196250415095633208.htm